top of page

Chiến lược marketing tập trung là gì? Phân tích ưu nhược điểm


Chiến lược marketing tập trung là gì

Thị trường sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng với những nhu cầu, mong muốn khác nhau đến từ người tiêu dùng. Từ thực tế đó, khách hàng được phân chia ra làm nhiều phân khúc khác nhau. Để tăng cao khả năng thành công cho thương hiệu của bạn, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu chiến lược marketing tập trung là gì và những ưu nhược điểm của chiến lược này.


1. Định nghĩa chiến lược marketing tập trung là gì


đinh nghĩa
Định nghĩa chiến lược marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung trong tiếng Anh được gọi là: Centralized Marketing Strategy, là một chiến lược mà doanh nghiệp dồn sức tập trung vào một đoạn thị trường hay một thị phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất. Chiến lược này giúp cho doanh nghiệp đạt được vị trí vững chắc trên một đoạn thị trường nhất định. Từ vị thế dẫn đầu này, doanh nghiệp có thể bắt đầu mở rộng thị trường và tiếp tục tăng trường.


2. Ưu điểm của chiến lược marketing tập trung


Chiến lược marketing tập trung là gì
Ưu điểm của chiến lược marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung có nhiều ưu điểm, đặc biệt hiệu quả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do tập trung nhiều lực và kiến thức cho một đoạn thị trường nhỏ, doanh nghiệp có những hiểu biết sâu trong một lĩnh vực, nhờ đó thấu hiểu khách hàng hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó có thể đầu tư cho những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, và trở thành một thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.


Về khía cạnh sản xuất, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế của việc chuyên môn hóa trong sản xuất, phân phối sản phẩm. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến bán hay quảng cáo có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể phát huy được những lợi thế cạnh tranh của mình và dồn sức để


Hơn nữa, marketing tập trung cho phép những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có cơ hội bứt phá trên thị trường nếu lựa chọn được một tệp thị trường phù hợp với nhân lực và các nguồn lực về tài chính khác.


Ví dụ, đối với ngành hàng F&B, một quán ăn chay sẽ có nhiều lựa chọn về khách hàng mục tiêu khi mục đích của khách hàng khi ăn chay rất đa dạng: ăn chay vì lí do tôn giáo, ăn chay vì muốn bảo vệ môi trường hay ăn chay để bảo vệ sức khỏe. Phụ thuộc vào thế mạnh của thương hiệu trong các đặc điểm về không gian, vị trí, đầu bếp, quan điểm niềm tin của chủ thương hiệu mà thương hiệu có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp.


Nếu như lựa chọn khách hàng ăn chay vì muốn tốt cho sức khỏe thì thương hiệu cần thể hiện mình là một người có hiểu biết sâu sắc về dinh dưỡng. Đồng thời các yếu tố vật lý xung quanh cũng cần thể hiện được rõ ràng con người thương hiệu như không gian nhẹ nhàng, xanh mát để thực khách cảm thấy thư giãn đầu óc mỗi khi ghé qua


3. Nhược điểm của chiến lược marketing tập trung là gì?


Chiến lược marketing tập trung là gì
Nhược điểm của chiến lược marketing tập trung

Khi tập trung vào một đoạn thị trường mục tiêu nhỏ, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ thị trường mục tiêu biến mất hoặc giảm sút do những biến đổi của thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc đến mức độ cạnh tranh của thị trường khi có nhiều thương hiệu khác cùng tham gia


Hơn nữa, nắm chắc một đoạn thị trường hẹp trong tay không đảm bảo được doanh nghiệp sẽ thành công khi mở rộng sang các thị trường khác. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó tăng trưởng mạnh mẽ.

Đồng thời, chiến lược marketing tập trung cũng có thể khiến cho nhân sự bị chây ì khi không thể thoát được vòng tròn an toàn mà thương hiệu đã vẽ ra từ đầu. Việc tiếp tục đào sâu, tìm hiểu kỹ về thị trường mục tiêu là điều khó khăn, đây cũng có thể là khiến cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp không phát triển cũng như không thể đem lại được nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng


Kết luận

Như vậy, bài viết đã chỉ ra chiến lược marketing tập trung là gì và ưu nhược điểm của chiến lược này. Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về một chiến lược quan trọng đồng thời có những giải pháp riêng cho doanh nghiệp của mình để bứt phá hơn trong tương lai.


99 views0 comments
bottom of page