top of page

Series "Ẩm thực Fusion": Bạn có đang hiểu đúng về khái niệm ẩm thực kết hợp không?

Fusion Cuisine là ẩm thực kết hợp giữa hai (hoặc nhiều) quốc gia khác nhau để tạo ra những món ăn sáng tạo về mặt hương vị và trải nghiệm thưởng thức.


Fusion Cuisine - là phong cách nấu ăn kết hợp giữa các nguyên liệu và phương pháp chế biến ẩm thực từ nhiều quốc gia, khu vực hoặc các dân tộc khác nhau.

(theo từ điển Oxford English Dictionary 2002)

Fusion Cuisine - ẩm thực kết hợp được cho là từ ngữ phổ biến về ẩm thực xuất hiện từ những năm 90, nói về sự pha trộn của giữa các nền văn hoá ẩm thực khác nhau.

(theo báo LA Times)


Bạn thấy đấy đây là những kết quả chúng tôi tìm được khi tìm hiểu về định nghĩa của Fusion Cuisine: chưa có thông hay bất cứ trích dẫn nào đề cập chính xác đến nguồn gốc của khái niệm Fusion Cuisine này.

Thế nhưng Fusion Cuisine không phải là một khái niệm mới, hay một concept ẩm thực mới cho các nhà hàng F&B theo đuổi, bạn hoàn toàn có thể đọc thêm về Fusion Cusine qua các bài viết này: Try the world’s first fusion food – in the backstreets of Macau

Fusion Cuisine - sự kết hợp hay pha trộn văn hoá giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau dường như đã xuất hiện rất sớm. Nếu là một người quan tâm đến ẩm thực, chắc hẳn bạn cũng nhận ra phần lớn các sáng tạo ẩm thực đều được vay mượn giữa các quốc gia, khu vực và văn hoá với nhau.

Chỉ xét riêng chỉ món pizza thôi mà có đến hàng tá kiểu biến tấu khác nhau, ở các quốc gia khác nhau, trong đó phải kể đến:

  • Pizza Neapoli (Italia): loại bánh vỏ mỏng và mềm, phần nhân nguyên bản chỉ có sốt cà chua, lá basil, dầu olive và cheese (mọi nguyên liệu tươi đều được sản xuất ngay tại vùng Neapoli).



  • Pizza Chicago (America): loại bánh vỏ dày và mềm, phần nhân đầy đặn với sự kết hợp hương vị từ nhiều loại nguyên liệu như xúc xích, nấm, ớt xanh và lớp cheese dày mình.



Đọc đến đây, bạn có nghĩ tới món ăn đặc trưng nào cũng có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa hai nền văn hóa khác nhau không? Để COOKED gợi mở cho bạn hai món ăn truyền thống điển hình của Châu Á đại diện cho Fusion Cuisine nhé:

1. Bánh Mì:

Món bánh mì đặc trưng của Việt Nam là một ví dụ điển hình của Fusion Cuisine. Bánh mì Việt Nam được sáng tạo dựa trên loại bánh mì baguette và thịt patê nổi tiếng của Pháp. Thậm chí phần sốt mayonnaise hay được dùng kèm với bánh mì cũng là ảnh hưởng của văn hoá ẩm thực Pháp. Nếu tìm hiểu về lịch sử của cả hai nền văn hoá, bạn sẽ hiểu sự giao thoa ẩm thực này phản ánh chân thực về khoảng thời gian trong quá khứ khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

2. Ramen Món mì Ramen nổi tiếng Nhật Bản vốn bắt nguồn từ món mì truyền thống của Trung Quốc được gọi là Shina soba. Phiên bản gốc của mì Shina soba (nghĩa đen là 'mì Trung Quốc) mặn hơn, dai hơn và đậm màu vàng hơn do kỹ thuật làm mặn trong quá trình nấu (adding alkali to salty water during the cooking process). Theo thời gian, món mì Shina soba được gọi là ramen. Khi giao thoa với ẩm thực Nhật Bản, món mì được nấu với thứ nước dùng đặc trưng (nước dùng có thể quánh mịn hoặc trong vắt) ăn kèm với trứng luộc lòng đào, thêm miếng thịt lợn nửa nạc nửa mỡ và chút rau.


Thế nhưng, khi đặt trong bối cảnh ngành F&B Fusion Cuisine không nên là sự pha trộn hai (hoặc nhiều) nền ẩm thực với nhau mà không mang ý nghĩa cụ thể. Để sáng tạo ra món ăn fusion ngon, người đầu bếp cần kết hợp hợp lí các nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn từ các nền văn hóa để tạo ra sự cân bằng trong hương vị, kết cấu và cả giá trị dinh dưỡng. Điều này áp dụng tương tự với các nhà hàng được biết đến là phục vụ fusion cuisine (phổ biến nhất là những nhà hàng phục vụ món Việt theo phong cách fusion). Tức là, khi kết hợp món ăn truyền thống Việt Nam với bất kì nền văn hoá nào, người đầu bếp cũng nên đảm bảo rằng các nguyên liệu trong món ăn được phô diễn tối đa điểm mạnh về hương vị, kết cấu và cả dinh dưỡng.


Vậy, chúng ta - những người đại diện cho thế hệ khách hàng hiểu biết nên tìm hiểu về fusion cusine thế nào để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất? Cùng đón đọc bài viết phần 2 của COOKED nhé!

317 views0 comments
bottom of page