top of page
Writer's pictureCOOKED F&B School

Những chiến lược về giá của nhà hàng thường gặp trên thị trường


Chiến lược về giá của nhà hàng

Chiến lược giá là một trong 4 yếu tố của mô hình Marketing Mix 4Ps bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (xúc tiến bán), Place (phân phối). Trong kinh doanh nhà hàng ăn uống, chiến lược về giá của nhà hàng cả một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, có liên quan đến tất cả các hoạt động marketing của thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đọc những hiểu biết tổng quan về chiến lược về giá bán trong dịch vụ ăn uống ở nhà hàng quán ăn.


1. Những chiến lược về giá của nhà hàng thường gặp

Competition-based pricing - Chiến lược giá nhắm vào khách hàng của đối thủ

Chiến lược về giá của nhà hàng
Competition-based pricing - Chiến lược giá nhằm vào khách hàng của đối thủ

Đây là loại chiến lược về giá của nhà hàng nhằm trực tiếp vào khách hàng của đối thủ. Các chủ thương hiệu thường xuyên sử dụng phương pháp này để định giá cho sản phẩm của mình. Áp dụng cách định giá này, chúng ta có một số lựa chọn chính: giá thấp hơn, bằng và cao hơn gấp đôi so với đối thủ. Tuy nhiên để đưa ra được mức giá hợp lý, bạn cần làm rõ được những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ.


Economy pricing - Chiến lược giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng

Economy pricing
Economy pricing - Chiến lược giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng

Đây là chiến lược đặt giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng, thường áp dụng với nhà hàng bình dân. Để áp dụng đúng chiến lược giá Economy pricing, bạn cần thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu khi đây khi khách hàng của những nhà hàng bình dân thường có độ nhạy cảm nhất định về giá. Với mỗi sản phẩm kinh doanh, khách hàng sẽ có sự ưu tiên về sản phẩm khác nhau, khi hiểu rõ được nhu cầu đó, bạn có thể tối ưu lợi nhuận của mình, đồng thời cũng tập trung nhiều nguồn lực hơn để phát triển dịch vụ theo mối quan tâm hàng đầu của khách hàng


Premium pricing - Chiến lược giá dựa trên trải nghiệm cao cấp, khác biệt

Premium pricing
Premium Pricing - Chiến lược giá dành cho trải nghiệm nhà hàng cao cấp

Đây là loại chiến lược về giá của nhà hàng đặt giá dựa trên trải nghiệm cao cấp khác biệt mang lại cho khách hàng, thường dành cho những nhà hàng mang lại trải nghiệm cao cấp hơn trên thị trường


Giá được đặt ra khá cao để khẳng định tính cao cấp hoặc tính độc quyền của sản phẩm hay của nhà hàng. Mức định giá này hay được dùng cho ngành thời trang hoặc xe hơi, còn trong ngành F&B, chúng ta sẽ được nhìn thấy mức giá này ở những nhà hàng fine dining hoặc nhà hàng thuộc các khách sạn cao cấp.


Value-based pricing - Chiến lược giá dựa trên trải nghiệm của khách hàng

Chiến lược về giá của nhà hàng
Value-based pricing - Chiến lược giá dựa trên trải nghiệm của khách hàng

Đây là chiến lược đặt giá dựa trên trải nghiệm mang lại được cho khách hàng. Ở góc độ F&B, đặc biệt là những thương hiệu mới, chiến lược giá này đã bỏ qua việc xem xét yếu tố thời gian, bởi đa số các thương hiệu định giá theo trải nghiệm khách hàng đều cần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong một thời gian đủ dài để có được uy tín, sự tin tưởng, ngưỡng mộ từ khách hàng. Với những thương hiệu vừa và nhỏ, đây là một cách đặt giá có nhiều rủi ro bởi thương hiệu của bạn chưa có đủ uy tín để khách hàng cảm nhận được nhiều giá trị bên ngoài sản phẩm


Cost plus pricing - Chiến lược giá dựa trên giá thành sản phẩm

Đây là chiến lược về giá của nhà hàng dựa trên giá thành sản phẩm. Ở trong ngành F&B, mức giá thường được tính bằng cách nhân 3 số vốn bỏ ra cho sản phẩm nên đôi khi bạn không thể cân nhắc được hết các yếu tố trên thị trường khi định giá theo chiến lược này. Ví dụ một số nhà hàng có thể cung cấp cho khách hàng với mức giá rẻ hơn với cùng chất lượng nguyên liệu hoặc cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi khi thưởng thức món ăn ở địa điểm gần nơi ở hoặc gần khu dân cư


2. Những xu hướng giá của nhà hàng trong tương lai

Xu hướng dịch vụ ngày một hoàn thiện

Điều này sẽ tác động đến phân khúc giá vừa 200-300k cho 1 người 1 bữa ăn. Khách hàng sẵn sàng chi trả cho mức giá này sẽ nhận được nhiều hơn với cùng một mức giá vì cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Khách hàng cũng nhạy cảm hơn với mức giá khi họ yêu cầu nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ, thông thái hơn khi quyết định lựa chọn trải nghiệm ăn uống. Bởi đây là một mức giá không quá cao cũng không quá thấp, khách hàng cần một trải nghiệm xứng đáng, và nhu cầu sản phẩm lớn thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường


Xu hướng dịch vụ ngày một cao cấp hơn

Đi kèm với xu hướng này sẽ là mức giá mà nhà hàng đưa ra cũng như là mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả sẽ cao hơn ngày trước. Những nhà hàng như vậy có thể phục vụ một nhóm khách hàng nhỏ đặc thù có khả năng chi trả tốt cho một dịch vụ cao cấp, ngày càng hoàn thiện


Kết luận

Như vậy, bài viết đã đưa ra những thông tin tổng quan về chiến lược về giá của nhà hàng. Định giá là một vấn đề quan trọng của thương hiệu vì khách hàng sẽ rất nhạy cảm với những sự thay đổi về giá nên đòi hỏi thương hiệu phải có quyết định chính xác ngay từ đầu


67 views0 comments

Comments


bottom of page