top of page
Writer's pictureCOOKED F&B School

Chiến lược marketing của Circle K thành công dựa trên 5 yếu tố


Chiến lược marketing của Circle K

Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi được thành lập tại Mỹ, hiện đang kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. Circle K chính thức đến Việt Nam từ năm 2018. Cho đến nay, hệ thống cửa hàng của Circle K tại Việt Nam đã lên tới con số hơn 300 cửa hàng trên khắp cả nước. Không chỉ là một cửa hàng tiện lợi, Circle K đóng vai trò như một địa điểm gặp mặt bạn bè, làm việc, học tập quen thuộc của rất nhiều học sinh, sinh viên ở Việt Nam. Vậy chiến lược marketing của Circle K là gì giúp Circle K được biết đến rộng rãi và tạo được sức hút lớn trong giới trẻ như vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.


1. Product - Chiến lược sản phẩm của Circle K

sản phẩm
Sản phẩm đa dạng và trẻ trung là thế mạnh của Circle K

Chiến lược marketing của Circle K đối với sản phẩm là đánh mạnh vào sự đa dạng của sản phẩm và sự tận tâm trong dịch vụ. Circle K có bán hầu hết những sản phẩm hàng ngày mà bạn cần hàng ngày, từ cơm, bánh, chè, sữa cho đến những vật dụng khác như dầu gội, kem đánh răng, bàn chải. Mặc dù có mức giá cao hơn các tiệm tạp hóa bình thường, nhưng Circle K tận dụng lợi thế của sự đa dạng trong sản phẩm, không gian mua sắm sáng sủa, hợp người trẻ cùng sự thoải mái, niềm nở của nhân viên.


Ngoài ra, Circle K còn phục vụ những món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như những món đồ uống bình dân, tuy đơn giản như luôn tạo cơn sốt trên nhiều nền tảng truyền thông, được nhiều bạn trẻ háo hức đến thử.


Ngoài ra, Circle K còn mở rộng mặt hàng với nhiều các loại hình dịch vụ đa dạng khác, thích ứng tốt với các xu hướng tiêu dùng hiện nay như: dịch vụ giặt ủi, thẻ cào điện thoại, thẻ game, đóng tiền điện, nước...


2. Place - Chiến lược địa điểm của Circle K

Chiến lược marketing của Circle K
Circle K đặt cửa hàng tại nhiều địa điểm thu hút khách hàng

Một đặc trưng có thể thường thấy ở cửa hàng tiện lợi Circle K là có diện tích rất rộng, có khu vực nghỉ ngơi, dùng bữa và luôn nằm ở các trục đường lớn hoặc nới tập trung nhiều người như trường học, khu dân cư, nơi đông người qua lại. Ngay từ khi mới tạo dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam, Circle K đã định hướng là một "điểm đến" với khu vực ngồi nghỉ ngơi rộng rãi cho khách hàng. Tại thời điểm ra mắt, đây là một điểm nổi bật đối với khách hàng khi đánh trúng một nhu cầu luôn thường trực nhưng chưa được đáp ứng của họ. Nhờ vậy Circle K trở nên quen thuộc hơn cả đối với giới trẻ.


Theo hướng phát triển đó, Circle K bắt đầu kế hoạch mở rộng diện tích của những cửa hàng mới với diện tích lên đến 100-150m2. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất và tạo không gian cho khách hàng ngồi lại dùng bữa hoặc làm việc ngay tại cửa hàng


3. Promotion - Chiến lược xúc tiến bán của Circle K

Từ ngày gia nhập thị trường Việt Nam, Circle K được biết đến nhiều và gây hot một thời gian dài trên mạng xã hội nhờ vào danh tiếng mà Circle K đã tạo dựng được trên thị trường quốc tế, gần nhất là Thái Lan. Để duy trì sự yêu thích thương hiệu của khách hàng, bên cạnh việc duy trì tương tác trên các mạng xã hội, Circle K được lợi từ những cuộc nói chuyện mà khách hàng tự tạo để nói về các dịch vụ hoặc sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Circle K cũng có thể book KOLs để lan tỏa thông tin đến nhiều người hơn.


Bên cạnh đó trong chiến lược marketing của Circle K, thương hiệu này còn thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mại nhằm tăng lượng mua của khách hàng hoặc đẩy nhanh sản phẩm cần bán. Ví dụ, để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cơm hộp nhiều hơn, Circle K có chương trình mua 1 cơm tặng 1 nước. Nhờ vậy khách hàng có thể có thêm nhu cầu phát sinh và mua sắm nhiều hơn trong cửa hàng.


Ngoài ra, Circle K còn hợp tác với các ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Viettel Pay... tung các mã giảm giá và voucher cho khách hàng khi mua sắm các sản phẩm tại Circle K


4. People - Chiến lược con người của Circle K

con người
Đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của Circle K

Trong chiến lược marketing của Circle K, họ tập trung phục vụ cho những người bận rộn, chủ yếu là người trẻ ở độ tuổi 16-25 tuổi. Bởi vậy, nhân sự của Circle K cũng thường là các bạn trẻ với thái độ nhiệt tình, hòa đồng. Việc có một đội ngũ nhân viên có cùng tệp tuổi với khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho nhân viên nắm bắt được tâm lý của khách hàng tốt hơn để liên tục cải thiện dịch vụ.


5. Process - Chiến lược quy trình của Circle K

Chiến lược marketing của Circle K
Circle K gây ấn tượng của quy trình phục vụ độc đáo

Đặc biệt, giá trị cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Circle K là kinh doanh 24/7, tức là mở đều đặn các ngày trong tuần suốt 24 giờ đồng hồ thậm chí cả dịp lễ, Tết. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt khi Circle K xuất hiện và phát triển ở khắp thế giới. Thông thường những cửa hàng tạp hoá nhỏ hay siêu thị lớn chỉ mở cửa tối đa đến 23h, Circle K xuất hiện đã giúp khách hàng thuận tiện mua sắm ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bởi vậy khi nghĩ đến một cửa hàng mở cửa liên tục để đáp ứng nhu cầu mua sắm mọi lúc, khách hàng sẽ nghĩ đến Circle K đầu tiên


Circle K vận hành theo hình thức tự phục vụ, nghĩa là khách hàng sẽ tự lựa đồ và đưa nhân viên thành toán tại quầy. Nếu có nhu cầu sử dụng luôn tại khu ăn uống của cửa hàng, khách hàng sẽ tự phục vụ với nước sôi hoặc đá được đặt sẵn ở trong cửa hàng.


Kết luận

Như vậy, mô hình kinh doanh chiến lược marketing của Circle K đã giúp thương hiệu trở thành một chuỗi bán lẻ tạo dựng được uy tín lớn trên thị trường. Nhờ vậy, thương hiệu có cho mình một tệp khách hàng lớn và trung thành không chỉ nhờ vào dịch vụ, sản phẩm mà còn độ phủ và độ ảnh hưởng của thương hiệu về địa điểm offline và online.


209 views0 comments

Comments


bottom of page