Trên thị trường F&B, việc thu hút và giữ chân khách hàng là một ưu tiên quan trọng để thương hiệu phát triển bền vững. Trong hoàn cảnh các thương hiệu ngày càng đa dạng, mức độ cạnh tranh cao thì vấn đề này càng trở nên khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ đưa cho bạn 5 cách giữ chân khách hàng hiệu quả.
5 Cách giữ chân khách hàng trên thị trường F&B hiệu quả
1. Cải thiện sản phẩm mỗi ngày
Việc thường xuyên cải thiện sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một thương hiệu biết cầu thị và hướng đến những giá trị thực sự cho khách hàng.
Những sự cải thiện này không một điều dễ nhận ra trong một thời gian ngắn hay trong những lần đầu khách hàng trải nghiệm thương hiệu nhưng nó có hiệu quả lớn khi khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi thương hiệu không những đáp ứng mà còn vượt qua sự kỳ vọng của khách hàng. Sản phẩm tốt là một cách giữ chân khách hàng hiệu quả nhất trên thị trường F&B.
2. Mang lại dịch vụ miễn phí đi kèm
Việc bao trọn gói số tiền khách hàng cần trả trong một lần thanh toán cũng là một gợi ý đáng cân nhắc cho các chủ thương hiệu khi quản lý trải nghiệm ăn uống của khách hàng. Ví dụ, một quán cafe có nơi để xe miễn phí cho khách hàng sẽ tạo được thiện cảm lớn cho khách hàng hơn một quán cafe yêu cầu khách hàng gửi xe mất phí ở một địa điểm xa.
Dù số tiền bỏ ra cho những vấn đề này không lớn so với mức giá họ chi trả cho bữa ăn uống, đây là một trải nghiệm không tốt, tạo cảm xúc tiêu cực cho khách hàng và rất có thể họ sẽ không mấy khi quay lại lần sau.
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm chạm khác nhau để thương hiệu của bạn có thể để khách hàng cảm nhận được dịch vụ tận tâm như nước uống miễn phí hay một vài chiếc bánh kẹo nhỏ đặt tại quầy gọi đồ và thanh toán.
3. Nhân viên thân thiện, gần gũi với khách hàng
Cách giữ chân khách hàng nhờ vào mối quan hệ giữa khách hàng và nhân sự mang đến sự gắn bó sâu sắc giữa hai bên. Một trong những lý do khách hàng quay trở lại với thương hiệu là vì họ được các bạn nhân viên chăm chút, quan tâm hay nếu tốt hơn là nhớ được những khẩu vị, sở thích của khách hàng.
Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy gắn bó với thương hiệu và nhân viên như người nhà, cảm thấy an tâm và được coi trọng tại quán. Điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho chủ thương hiệu khi cần có nghệ thuật quản lý nhân sự để có thể giữ chân những nhân viên thân quen với khách hàng đồng thời khuyến khích họ mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
4. Đặc quyền dành riêng cho khách hàng trung thành
Khách hàng luôn mong muốn bản thân họ nhận được những đặc quyền khi trở thành khách hàng quen của một thương hiệu nào đó. Việc được coi trọng, được ghi nhớ bởi nhân viên cũng là một trong những đặc quyền đó.
Bởi vậy trong cách giữ chân khách hàng với đặc quyền riêng, thương hiệu có thể chủ động tạo ra những chương trình tri ân đặc biệt dành cho khách hàng trung thành, khuyến khích họ thường xuyên sử dụng dịch vụ hơn để nhận được những ưu đãi đặc biệt. Về vấn đề này, có lẽ không thương hiệu nào có thể làm tốt hơn Starbucks khi với chương trình tích điểm cho thẻ.
Khi được nâng hạng, khách hàng sẽ có nhiều khuyến mãi như mua 1 tặng 1 hay được tặng các ấn phẩm của riêng thương hiệu như cốc, bình nước hay bộ lịch. Điều đáng nói, tất cả quà tặng này đều được thiết kế vô cùng đẹp và tạo được sự khao khát của các tín đồ Starbucks trung thành toàn cầu.
5. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có thể được thực hiện từ những chi tiết nhỏ nhất như chỉnh sửa đồ uống hay thậm chí đổi cốc đồ uống mới cho khách hàng khi họ chưa hài lòng; in ấn phẩm thương hiệu mang dấu ấn cá nhân của từng người.
Với một số không gian F&B có định hướng trải nghiệm về nghệ thuật hay công việc, các hội thảo hoặc buổi trò chuyện với nội dung chuyên sâu, phục vụ cho nhu cầu riêng biệt của một nhóm nhỏ. Trong những nỗ lực từng ngày để giữ chân khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là một cách thức không thể thiếu nếu thương hiệu mong muốn sự gắn bó và yêu thương từ người trải nghiệm thương hiệu
6. Giữ tương tác liên tục với khách hàng
Các kênh truyền thông như Instagram hay Facebook vẫn luôn là một cách thức hiệu quả để thương hiệu liên tục tương tác và thông báo về sự hiện diện của mình cho khách hàng. Tuy nhiên, với sự bão hòa của nội dung, chỉ chăm chỉ tương tác, đăng bài viết và hình ảnh liên tục chắc chắn sẽ không đủ.
Vấn đề ở đây nằm ở việc ghi dấu ấn tượng với khách hàng về nét tính cách và đặc tính khác biệt của thương hiệu. Vấn đề xưng hô với khách hàng ở vai trò người nói cũng vô cùng quan trọng để họ cảm nhận được coi người thực mà họ đang trò chuyện cùng.
Thương hiệu có thể xưng hô trên vai trò chính thương hiệu hoặc mượn lời người khác để trò chuyện như người nổi tiếng, chủ thương hiệu hay nhân viên. Điều này tạo được một sự tương tác chân thật, đa dạng hơn giúp cho thương hiệu nhận được sự chú ý lớn hơn từ phía khách hàng.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra 5 cách giữ chân khách hàng trên thị trường F&B. Xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng từ lần đầu tiên đã khó nhưng để họ có đủ lý do và động lực để quay trở lại khi thị trường xuất hiện quá nhiều đối thủ mạnh cần sự nỗ lực bền bỉ mỗi ngày từ tất cả nhân sự của thương hiệu.
Comments