top of page

6 mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến nhất hiện nay

Updated: Apr 18, 2022

Hiện nay, có những mô hình kinh doanh quán trà sữa nào? Giữa hàng loạt thương hiệu với đa dạng mô hình, hình thức nào sẽ phù hợp cũng như mang lại cơ hội phát triển cho thương hiệu của bạn? Mời bạn tìm hiểu những phân tích dưới đây.


1. Nhượng quyền (Franchise) - Mô hình phổ biến nhất trong kinh doanh quán trà sữa

Nhượng quyền là hình thức kinh doanh mà bên được nhượng quyền được phép sử dụng tên thương hiệu, menu, công thức pha chế, dịch vụ… của một thương hiệu đã tồn tại để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, với ràng buộc tài chính nhất định (có thể là một khoản chi phí để “mua” thương hiệu hoặc chia theo phần trăm doanh thu/ lợi nhuận).


Với mô hình kinh doanh trà sữa này, chúng ta có thể kể đến các thương hiệu cho phép nhượng quyền như Dingtea, The Alley hay Gongcha…


mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-gong-cha
Gongcha - Thương hiệu đi theo mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền

VỚI CHỦ THƯƠNG HIỆU:

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng mở rộng quy mô bán hàng, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu

  • Thêm nguồn thu ổn định từ chi phí nhượng quyền

  • Cơ hội thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường khác nhau với chi phí rủi ro thấp

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh

  • Tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh là một bài toán lớn

  • Độ tin cậy của thương hiệu có thể bị ảnh hưởng bởi những cơ sở kinh doanh không tốt

VỚI ĐƠN VỊ NHƯỢNG QUYỀN

Ưu điểm:

  • Không mất thời gian, công sức xây dựng một thương hiệu mới

  • Được đào tạo bài bản

  • Hưởng lợi truyền thông sẵn có từ thương hiệu

  • Từ menu, công thức, quy trình tới tài chính đều được chuẩn hoá

  • Giảm bớt rủi ro so với xây dựng một thương hiệu mới

Nhược điểm:

  • Thiếu quyền tự quyết do phải chịu tác động từ chủ thương hiệu

  • Cạnh tranh trong cùng bộ máy

  • Mọi hoạt động phải tuân thủ theo khuôn khổ của chủ thương hiệu

2. Online - Cơ hội kinh doanh rộng mở trong thời dịch

Online - mô hình kinh doanh không còn xa lạ, nhưng đặc biệt nở rộ khi dịch COVID-19 xảy ra. Với mô hình này, tất cả bạn cần là khả năng pha chế và kỹ năng truyền thông. Không chỉ trà sữa mà những ngành hàng khác trong F&B đều tập trung phát triển theo mô hình này.


mo-hinh-kinh-doanh-tra-sua-online
Mô hình kinh doanh trà sữa online

ƯU ĐIỂM:

  • Không chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố xã hội (như dịch bệnh)

  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư (không mất phí thuê, thiết kế, trang hoàng cửa hàng; không cần thuê nhiều nhân viên)

  • Không giới hạn thời gian kinh doanh

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Khó tiếp cận và tạo niềm tin cho khách hàng do mọi thứ khách hàng thấy đều qua mạng xã hội

  • Hạn chế khách hàng (Chỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng có nhu cầu mang về)

  • Việc cân đối chi phí vận chuyển đảm bảo doanh thu, đồng thời, hài lòng khách hàng là yếu tố cản trở

3. Xe lưu động - Mô hình kinh doanh trà sữa vốn nhỏ, lời lớn

Nếu như bạn đã từng thấy những chiếc xe ô tô hay xe đẩy nhỏ xinh bán trà sữa, đồ ăn văt hay kem tại gần các trường học hay khu vực bờ hồ…, đó chính là mô hình kinh doanh xe lưu động.


Mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-xe-luu-dong
Mô hình kinh doanh quán trà sữa xe lưu động

ƯU ĐIỂM

  • Không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, xây dựng do quy mô nhỏ

  • Khoản vốn đầu tư thấp, nhanh chóng thu hồi vốn và có lời

  • Phù hợp với đa số đối tượng khách hàng thích uống trà sữa

  • Tối ưu giá thành sản phẩm

NHƯỢC ĐIỂM

  • Khách hàng thường e ngại về chất lượng đồ uống do thị trường trà sữa quá lớn, đa phần khách hàng đặt niềm tin hơn vào những thương hiệu nổi tiếng

  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Khách hàng sẽ thường chọn những thương hiệu có cửa hàng để tránh nắng, mưa; đồng thời, chủ hay nhân viên thương hiệu cũng vất vả hơn bởi những tác động này


4. Buffet - Mô hình kinh doanh chiều lòng mọi sở thích trà sữa của khách hàng


Buffet - khách hàng tự phục vụ theo sở thích, giá thành tính theo suất và khách hàng có thể ăn số lượng tùy thích chắc hẳn đã không còn xa lạ với các thương hiệu lẩu, nướng. Điều đặc biệt, mô hình này còn được áp dụng rộng rãi cho quán trà sữa.


mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-buffet
Mô hình kinh doanh quán trà sữa buffet

ƯU ĐIỂM

  • Có thể “chiều lòng” nhiều khách hàng vì nguyên liệu đa dạng, họ được tự chọn theo sở thích

  • Tăng sự thú vị trong trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng yêu thích trà sữa

  • Cắt giảm chi phí nhân sự

  • Hạn chế khó khăn trong nhập nguyên liệu (có thể thay đổi topping nếu có một loại khó nhập hàng)

NHƯỢC ĐIỂM

  • Mất công sức trong truyền thông, đặc biệt là về chất lượng đồ uống do hình ảnh của “buffet” thường gắn liền với “rẻ tiền”

  • Lãng phí đồ uống, nguyên liệu vì thực trạng khách để thừa


5. Mô hình kinh doanh kết hợp trà sữa và cà phê


Hiểu đơn giản, đây là mô hình kinh doanh mà trong menu của quán không chỉ có các loại trà sữa mà còn có các đồ uống khác, đặc biệt là cà phê. Các thương hiệu đi theo mô hình này thường dành nhiều công sức vào thiết kế không gian quán. Rất nhiều thương hiệu lớn như Cheese Coffee hay The Coffee House… đã đi theo mô hình kinh doanh trà sữa này.


mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-cheese-coffee
Cheese Coffee - Thương hiệu đi theo mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền