top of page

Minh Bạch Luôn Quan Trọng!

Updated: May 15



Minh bạch luôn quan trọng, nhưng nó thực sự quan trọng tới đâu, đứng trên điều gì và dưới điều gì trong mắt khách hàng F&B, đặc biệt là nhóm Gen Z trưởng thành và Millennials?


Đây là Choices in Change – chuyên mục cập nhật sự thay đổi trong lựa chọn của khách hàng được thực hiện bởi COOKED mỗi tuần.


COOKED có 3 con số và 5 khái niệm để trả lời câu hỏi này!

64% kiểm tra nhãn sản phẩm

Theo khảo sát từ Mitel, 64% khách hàng Việt Nam cho biết họ kiểm tra nhãn sản phẩm để xem thành phần và thông tin dinh dưỡng khi mua thực phẩm và đồ uống.


Đồng thời, các nghiên cứu từ COOKED cũng cho thấy khách hàng có phản hồi tích cực hơn với những nội dung về danh sách nguyên liệu và thành phần trong sản phẩm.


Các nhóm nguyên liệu được phân loại thành nhóm "nguồn gốc tự nhiên" và nhóm "nguyên liệu hoá học" trong tư duy khách hàng.


84.6% ưu tiên sản phẩm hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Theo nghiên cứu của Hội đồng Hải sản Na Uy, 84.6% khách hàng Việt Nam coi trọng việc biết rõ nguồn gốc sản phẩm hải sản, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 71%.


Với những con số này, điều mà các thương hiệu cần đào sâu tại đây là định nghĩa về nguồn gốc trong mắt khách hàng Việt.


Đó là định nghĩa theo quốc gia hay theo một vùng đặc thù? Có quốc gia nào có nhận diện ưu tiên trong mắt khách hàng hay không – ví dụ như Cá hồi Na Uy có uy tín hơn Cá hồi Nhật Bản không?


51% quan tâm tới tác động sức khoẻ của sản phẩm

... đặc biệt khi sản phẩm họ mua là tinh bột như bánh mì hay cơm, theo Innova Market Insights. Với những sản phẩm bơ sữa, yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm được khách hàng quan tâm hàng đầu, sau đó mới tới tác động sức khoẻ.


Đây là lúc chúng ta nhận ra Nồi cao tần áp suất tách đường là một sản phẩm hiểu sâu sắc insight khách hàng tới mức nào.


Thương hiệu F&B nào cũng biết nên minh bạch, nhưng thương hiệu F&B của bạn sẽ làm-tốt-hơn khi áp dụng đúng cách minh bạch phù hợp nhất với mình. Và, chúng ta có nhiều hơn 1 cách để minh bạch!


1. Minh bạch về Nguyên liệu – Ingredients Transparency

Sự minh bạch này bao gồm:

  • Chi tiết về thành phần nguyên liệu trong từng món ăn, thức uống

  • Chi tiết về nguyên liệu dựa trên các nhóm dễ gây dị ứng, ví dụ như tinh bột (gluten), các loại hạt (nuts), bơ sữa (dairy), mì chính (MSG),...

  • Chi tiết về nguyên liệu dựa trên các chế độ ẩm thực: chay (vegetarien), thuần chay (vegan),....


Thương hiệu nào nên áp dụng sự minh bạch này?

  • Những thương hiệu tập trung vào sức khoẻ: sản phẩm detox, meal plan, kombucha, granola, sữa hạt

  • Những thương hiệu có khách hàng mục tiêu quan tâm tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống nói chung


2. Minh bạch về Nguồn gốc – Origins Transparency

Sự minh bạch này bao gồm:

  • Chi tiết về vùng nguyên liệu, địa điểm sản xuất, tên nhà cung cấp (nếu có thể – vì đây đôi khi là bí mật kinh doanh, bởi vậy nó không bắt buộc)

  • Chi tiết về cách thức trồng trọt hoặc nuôi cấy, nếu chúng có nét đặc sắc riêng – hãy thử tham khảo Blackmore Wagyu tại Úc để biết việc này có thể hấp dẫn tới mức nào.

  • Có thể truy xuất cụ thể về nông trại, cảng nhập hàng, nhà máy sản xuất khi cần thiết.


Thương hiệu nào nên áp dụng sự minh bạch này?

  • Cà phê specialty, sô-cô-la, rau hữu cơ, thịt sạch, đồ nhập khẩu cao cấp

  • Những thương hiệu có khách hàng mục tiêu khó tính, kỹ tính, quan tâm tới sản phẩm ở phân khúc trung bình cao tới cao cấp trong ẩm thực


3. Minh bạch về tác động môi trường – Environmental Transparency

Sự minh bạch này bao gồm:

  • Nguồn gốc và chất liệu của các bao bì, sản phẩm sử dụng một lần (phù hợp với các thương hiệu F&B quy mô vừa và nhỏ)

  • Những hành động giảm thiểu hoặc bù đắp cho tác động môi trường không-thể-tránh-khỏi mà thương hiệu đã gây ra – như các hoạt động vì môi trường, hoạt động phối hợp cùng các tổ chức môi trường khi có thể

  • Carbon footprint trên bao bì, đồng thời công bố mức độ tiêu thụ nước, năng lượng, nhựa (phù hợp với các thương hiệu F&B quy mô lớn, với dòng sản phẩm đóng hộp sẵn)


Thương hiệu nào nên áp dụng sự minh bạch này?

  • Những thương hiệu có khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng quan tâm tới môi trường và tác động môi trường trong lối sống, thường tập trung nhiều hơn ở nhóm khách hàng thế hệ Gen Z.

  • Tất cả những thương hiệu đã vượt qua mức quy mô vừa và nhỏ, mong muốn kinh doanh lâu dài trong ngành F&B và muốn khẳng định trách nhiệm của mình với môi trường, xã hội.


4. Minh bạch về đạo đức – Ethical Transparency

Sự minh bạch này bao gồm:

  • Chi tiết về điều kiện lao động của người nông dân, không sử dụng lao động trẻ em và những nguồn lao động không hợp pháp

  • Ưu tiên sử dụng những sản phẩm đến từ những tổ chức đã đạt chứng nhận minh bạch về đạo đức như Fair Trade, Social Impact Report,...


Thương hiệu nào nên áp dụng sự minh bạch này?

  • Những thương hiệu kinh doanh sản phẩm sô-cô-la, cà phê, cacao, trà – nơi có nhiều tai tiếng đạo đức trong sản xuất

  • Những thương hiệu có sự minh bạch về đạo đức trong giá trị cạnh tranh và giá trị truyền thông của thương hiệu – ví dụ như chuỗi Blue Bottle Coffee


5. Minh bạch trong Truyền thông – Communications Transparency

Sự minh bạch này bao gồm:

  • Công khai và thẳng thắn về mọi thông tin và sự kiện của thương hiệu, bao gồm cả những thông tin và sự kiện không-dễ-dàng như tăng giá thành, thay đổi công thức, khủng hoảng truyền thông.

  • Ưu tiên giao tiếp thông qua hành động thay vì lời nói, ưu tiên con số đã đạt được thay vì lời hứa trong tương lai


Thương hiệu nào nên áp dụng sự minh bạch này?

  • Tất cả các thương hiệu, tuy nhiên đặc biệt quan trọng với những thương hiệu có định vị gần gũi, thân thiện, và coi trọng việc xây dựng cộng đồng với khách hàng

  • Những thương hiệu ưu tiên việc xây dựng khách hàng trung thành và quen thuộc hơn việc luôn luôn tìm cách có thêm khách hàng mới


Commentaires


bottom of page