Sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay có gì thay đổi? Đặc điểm của từng mô hình đó là gì? Mời bạn tìm hiểu 5 xu hướng kinh doanh nhà hàng dưới đây.
1. Xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay Cloud Kitchen
Cloud Kitchen (hay được gọi là “ghost kitchen” hoặc “virtual kitchen) là xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay theo mô hình nhà hàng “ảo”, không sở hữu bất kỳ cơ sở vật lý nào như mặt bằng kinh doanh… mà hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hợp tác với bên thứ ba hoặc dịch vụ đặt hàng trực tuyến. Có 3 loại Cloud kitchen: độc lập, ủy quyền hoặc bếp chung và vỏ bếp.
Thời gian giãn cách dài do dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phổ biến của Cloud kitchen, đồng thời, tạo cho khách hàng thói quen ăn uống với mô hình này. Giờ đây, khi chúng ta đã bước sang giai đoạn “bình thường mới”, dù các hoạt động dường như trở lại bình thường, Cloud kitchen vẫn và sẽ đóng vai trò quan trọng.
Đó là do xu hướng kinh doanh nhà hàng Cloud kitchen cho phép các doanh nghiệp thực phẩm tối ưu hóa và mở rộng dịch vụ giao hàng với chi phí tối thiểu, tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào truyền thông, giảm bớt rắc rối hành chính và vận hành…, nhờ đó, tiếp cận với tệp khách hàng rộng hơn.
Bên cạnh đó, cuộc sống bận rộn kéo theo nhu cầu về các lựa chọn bữa ăn tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng ngày một tăng. Cuối cùng, sự tiến bộ của công nghệ giúp tăng trải nghiệm người dùng cũng ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của mô hình Cloud kitchen.
2. Xu hướng kinh doanh Premium Catering
Hiện nay Catering là mô hình nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống tại nơi yêu cầu. Như vậy, Premium Catering có thể hiểu là trải nghiệm ăn uống cao cấp tại nhà.
Đại dịch COVID-19 ít nhiều đã khiến mọi người trải qua những cuộc khủng hoảng tâm lý nhỏ khi phải đối diện, nhìn nhận sâu hơn về giá trị bản thân, cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, mọi người sẽ có xu hướng né tránh bằng cách vùi mình vào sự nghiệp, các thú tiêu khiển, khẳng định bản thân mạnh mẽ hơn. Và với ngành ẩm thực, đó là cơ hội phát triển của những mô hình kinh doanh với trải nghiệm xa hoa, mới mẻ - premium dining.
Tiếp đó, cũng bởi khoảng thời gian giãn cách dài khiến nhu cầu trải nghiệm riêng tư, cá nhân hoá, đặc sắc trở nên phổ biến hơn. Kết hợp cùng những thay đổi tâm lý trên, đó là lý do premium dining sẽ trở thành xu hướng kinh doanh nhà hàng hậu COVID-19.
3. Xu hướng kinh doanh mô hình “Semi - finished products”
Trong các xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay “Semi - finished products” - bán thành phẩm là mô hình kinh doanh cung cấp những nguyên liệu nấu ăn đã được sơ chế và chuẩn bị trước, từ đó, khách hàng có thể nhanh chóng tự hoàn thiện món ăn tại nhà, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chất lượng món ăn.
Với mô hình này, các nhà hàng không chỉ kinh doanh set bánh pizza vốn đã quá phổ biến, mà có thể mở rộng hơn thành một bữa ăn với bất kỳ món ăn gì.
Sau nhiều tháng ở nhà, khách hàng dường như được rèn luyện thí quen tự nấu nướng, sẵn sàng cho những sản phẩm bán thành phẩm, đôi khi là hứng thú với điều đó. Cũng vì thói quen nấu nướng tại nhà, cũng như xu hướng tìm hiểu sâu các vấn đề hơn, khách hàng đồng thời có đủ hiểu biết để phân biệt sự khác nhau giữa sản phẩm tươi, bán thành phẩm và đông lạnh. Chính vì vậy, xu hướng kinh doanh nhà hàng khi bình thường mới sẽ là Semi - finished products.
4. Xu hướng kinh doanh nhà hàng với sản phẩm plant-based
“Plant - based là chế độ ăn với thành phần nguyên liệu chủ yếu là thực vật.
Không quá khó để lý giải vì sao Plant-based lại trở thành xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay. Ảnh hưởng không ngờ tới của đại dịch khiến mọi người nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết về những giá trị bền vững, cụ thể là sức khoẻ và môi trường.
Kéo theo đó, những hoạt động như thiền, chữa lành, ăn chay, đồ dùng bảo vệ môi trường, xu hướng zero - waste trong nhà hàng được nhắc đến vô cùng nhiều. Và Plant-based cũng là xu hướng trong đó.
Ăn theo chế độ Plant-based nghĩa là khách hàng nạp vào cơ thể những thực phẩm xanh, có lợi cho sức khoẻ. Plat-based mang đến tác động tích cực cho cơ thể, có thể kể đến như cảm giác “người nhẹ hơn”, nhanh nhẹn hơn, đầu óc thông thoáng hơn, cảm thấy tràn đầy sức sống hơn hay da khoẻ, dáng đẹp hơn. Đồng thời, đây cũng là cách gián tiếp giúp giảm thiểu rác thải, tiêu thụ tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường.
Chính vì thế, Plant-based đáp ứng đủ những nhu cầu xã hội sau đại dịch và trở thành xu hướng kinh doanh nhà hàng sau COVID-19.
Trên đây là 4 xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay - khi con người đã chịu những ảnh hưởng của COVID-19 và bước vào giai đoạn bình thường mới. Vậy liệu trước những xu hướng này có khiến mô hình kinh doanh hiện tại của bạn bị “đào thải”? Bạn có thể áp dụng những xu hướng trên vào nhà hàng của mình như thế nào? Hay, bạn sẽ mở một nhà hàng áp dụng xu hướng kinh doanh ấy ra sao? Những câu hỏi ấy sẽ được trả lời riêng với bạn tại các khoá học của COOKED, mời bạn tìm hiểu tại: https://www.cooked.vn/courses.
Comments