top of page

4 cách xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, phổ biến phân khúc


xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

1. Khách hàng là gì

Là những người trả tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Cũng giống như khách hàng chọn thương hiệu thì thương hiệu của bạn cũng cần lựa chọn tệp khách hàng phù hợp với định vị của mình, khi ấy bạn mới có thể phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng ấy. Một lỗi sai mà người làm marketing hay mắc phải nhất là tham lam khi nghĩ thương hiệu của mình có thể phục vụ tất cả các khách hàng


2. Vì sao thương hiệu của bạn cần xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu?

  1. Thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng

  2. Xây dựng sản phẩm và định vị thương hiệu phù hợp

  3. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

3. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu theo các yếu tố

Theo vị trí địa lý

Bạn cần quan tâm đến vị trí thành phố đúng nơi bạn đang kinh doanh hoặc có thể nhỏ hơn là quận mà bạn kinh doanh. Tìm hiểu sâu hơn vào 2 thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Bạn có thể nhận thấy diện tích của Hà Nội nhỏ hơn khá nhiều so với Sài Gòn, bởi vậy bạn có thể phải cạnh tranh với tất cả các thương hiệu đối thủ khác trong nội thành. Còn với Sài Gòn, với diện tích lớn, mỗi quận rộng y như một thành phố, thì bạn cần đặc biệt quan tâm hơn đến nhóm khách hàng mục tiêu tại quận mà bạn mở quán.


Mỗi loại đường phố, khách hàng lại có kỳ vọng khác nhau về sản phẩm

Ở một quy mô nhỏ hơn, hãy quan tâm đến đặc điểm ngay tại con phố. Nếu là phố thương mại thì sẽ có rất nhiều khách vãng lai, nhân viên văn phòng hoặc cư dân từ những con phố khác sẽ đến tập trung lại để chi tiêu. Với thương hiệu ở khu phố thương mại này, khách hàng sẽ ngầm mặc định bạn sẽ có những sản phẩm tốt nhất, xu hướng nhất, thời thượng nhất. Với những khu phố có tính chất dân cư, khách hàng sẽ đòi hỏi tính cá nhân hóa trong sản phẩm


Theo nhân khẩu học

xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Theo nhân khẩu học, chân dung khách hàng cơ bản sẽ bao gồm: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, công việc, tình trạng hôn nhân. Độ tuổi là điểm xuất phát hợp lý để bạn bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu theo nhân khẩu học. Bạn không cần quá cực đoan về một chân dung khách hàng duy nhất, bạn có thể có rất nhiều chân dung khách hàng khác nhau nhưng cần xác định rõ đâu là chân dung chính có thể mang đến nhiều doanh thu nhất cho thương hiệu của bạn.


Theo hành vi

Hành vi khách hàng phản ánh cách khách hàng tương tác với thương hiệu

Ở phân khúc theo hành vi, chúng ta sẽ tập trung vào hành vi của khách hàng xoay quanh sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ, với một thương hiệu cafe, những yếu tố bạn có thể cần quan tâm có thể là khách hàng có xu hướng uống cafe vào thời điểm nào trong ngày, họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho cốc cà phê mỗi ngày, họ là những người thường xuyên quay lại quán cafe của bạn do gần nhà hay sẽ thử một quán cafe sau đó lại tiếp tục thử những nơi mới khác.


Sâu xa hơn, bạn có thể xác định xem người khách hàng ấy sẽ có lối sống như thế nào để tiếp tục kết nối và mở rộng trong phần tâm lý học. Để nhận định được hành vi của khách hàng, không có cách nào tốt hơn là bạn quan sát chính mình, quan sát những người xung quanh và quan sát hành vi của khách hàng thương hiệu đối thủ


Theo tâm lý học


xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Tâm lý của khách hàng không chỉ được thể hiện qua cảm xúc nhất thời mà còn được thể hiện thông qua lối sống, thái độ sống, thông qua cách bạn hay khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng với thế giới xung quanh.


Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu theo tâm lý học, bạn đừng gò bó suy nghĩ trong những cảm xúc hàng ngày chung chung của họ mà hãy đặt người khách hàng ấy trong một hoàn cảnh, một trải nghiệm cụ thể. Từ đó bạn sẽ hình dung được trong từng bối cảnh ấy, từng trải nghiệm hay nền tảng khác nhau, khách hàng ấy sẽ có tư duy, mức độ cởi mở, xu hướng trải nghiệm về hương vị của họ như thế nào


Một lưu ý quan trọng khi mô tả chân dung khách hàng mục tiêu theo tâm lý học: hãy cố gắng tránh các tính từ, ví dụ: hòa đồng, thân thiện, vui vẻ. Những tính từ này không bạn tìm thấy một chân dung khách hàng gần nhất với thực tế, cũng không giúp bạn dùng công cụ quảng cáo Facebook, Instagram tốt hơn.


Kết luận


Khi bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu một cách bài bản, bạn sẽ nhận thấy không dễ dàng gì để đưa ra những nhận định đúng và chính xác. Bởi vậy, bạn cần liều lĩnh để phán đoán thông tin dựa vào vốn sống, trải nghiệm, quan sát và quan trọng nhất đó là khả năng mở rộng hiểu biết của bản thân qua nguồn tự học/đi học. Trong một thời đại nguồn tin quan trọng hơn thông tin, những kênh thông tin trả phí luôn đem lại cho bạn những góc nhìn mới mẻ và đào sâu vấn đề hơn rất nhiều. Bởi vậy, đừng ngần ngại cho việc chi trả cho các khoản đầu tư về trải nghiệm để có thể thu lợi rất lâu dài.


57 views0 comments
bottom of page