top of page
Writer's pictureCOOKED F&B School

Kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên và những lưu ý



Hiện nay, các quán cà phê trở thành địa điểm tụ tập quen thuộc của các bạn sinh viên để tán gẫu, học bài và làm việc. Bởi vậy, đây trở thành một ý tưởng kinh doanh chưa bao giờ hết tiềm năng. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên

1. Hiểu rõ thị trường

nghien-cuu-thi-truong-la-buoc-dau-tien-de-kinh-doanh
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng đầu tiên để bắt đầu công việc kinh doanh

Sự hiểu biết về thị trường giúp cho chủ thương hiệu đưa ra được những quyết định mang tính khách quan và chính xác hơn. Thực tế, một sản phẩm tồn tại được trên thị trường là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Nếu đầu tư phát triển một sản phẩm không nhắm trúng nhu cầu, ngoài việc tiêu tốn nguồn lực không hiệu quả, việc này còn gây mất phương hướng trong việc sắp xếp và truyền tải thông điệp truyền thông.

1.1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu.

Mỗi đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau sẽ tương ứng mô hình kinh doanh và concept sản phẩm khác nhau. Đây là nhóm khách hàng sẵn sàng thử nghiệm những sản phẩm mới, tạo thuận lợi cho những thương hiệu mới nhưng có sản phẩm, dịch vụ độc đáo, khác biệt. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này cũng có trải nghiệm phong phú và tiêu chuẩn cao, nên để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, thương hiệu của bạn cần mang lại những giá trị vượt qua nhiều đối thủ khác trên thị trường, ví dụ: mô hình kinh doanh mới mẻ


1.2. Lựa chọn địa điểm phù hợp kinh doanh cà phê sinh viên.

tim-kiem-dia-diem-phu-hop-voi-doi-tuong-khach-hang-sinh-vien
Tìm kiếm địa điểm phù hợp với đối tượng khách hàng là sinh viên

Sau khi đã xác định được chân dung khách hàng mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên, thương hiệu cần lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp để dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Thương hiệu nên đặt cửa hàng tại các con phố đông sinh viên hoặc các con phố gần khu vui chơi giải trí của người trẻ như các trung tâm thương mại, khu phố đi bộ hoặc tổ hợp mua sắm như Complex 01 hay The New Playground. Nhìn chung, những con phố này đều có chi phí mặt bằng khá cao dẫn đến mức giá cho sản phẩm dịch cũng cao hơn so với các khu phố dân cư nhỏ khác. Tuy nhiên, tại những địa điểm này, khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn cho trải nghiệm ăn uống và đồng thời cũng có yêu cầu cao hơn về sản phẩm.


1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.

xac-dinh-diem-manh-diem-yeu-cua-doi-thu-canh-tranh
Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Những quán cà phê có không gian yên tĩnh, thoải mái để học tập hay trò chuyện nhẹ nhàng đều là đối thủ cạnh tranh của bạn. Trong thị trường quán cà phê cho sinh viên, rất khó để chúng ta thu hút được khách hàng trung thành khi khách hàng liên tục muốn có nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn. Bởi vậy, việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh không phải để chúng ta tranh giành khách hàng mà để hiểu hơn về hành vi người tiêu dùng, từ đó cải thiện dịch vụ, sản phẩm. Đồng thời đối thủ cạnh tranh cũng là người đồng hành với thương hiệu của bạn trong việc giáo dục thị trường khi bạn có ý định xây dựng một mô hình mới mẻ hay muốn phát triển những sản phẩm lạ lẫm với khách hàng

2. Chi tiết kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên

2.1. Vốn đầu tư.

von-dau-tu-quyet-dinh-den-quy-mo-cua-quan-ca-phe-sinh-vien
Vốn đầu tư quyết định đến quy mô của quán cà phê sinh viên

Trong kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên, nguồn vốn là vấn đề đáng lưu tâm để bạn quyết định được mức độ đầu tư cho quán của mình, trong đó bao gồm nhưng chi phí sau:

Chi phí thuê địa điểm: Với số vốn ít, bạn có thể tính đến vị trí trong các con hẻm nhỏ với lợi thế giá thuê thấp, đồng thời có không gian yên tĩnh, tách biệt với khu phố ồn ào bên ngoại. Tuy nhiên, với địa điểm này, bạn cần cân nhắc đến nơi để xe cho khách hàng, cần thuê gần bãi để xe chung của cư dân hoặc thuê diện tích rộng để bố trí khu vực để xe cho khách ngay trong khuôn viên của quán

Chi phí thiết kế: Không gian chính là điểm chạm đầu tiên của khách hàng với quán cà phê, là đặc điểm thể hiện rõ nhất tính cách và con người thương hiệu. Mặc dù không phải công trình đắt thì sẽ đẹp nhưng bạn cần đầu tư nhiều chất xám và thời gian khi lên ý tưởng thiết kế không gian. Không gian không chỉ tạo cảm giác thoải mái, gắn kết mà còn được trang bị bàn ghế phù hợp cho việc học tập, làm việc của sinh viên.

Chi phí trang thiết bị: Dụng cụ pha chế, nội thất như bàn ghế hay tu sửa nhà vệ sinh cho thoải mái, sạch sẽ đều là những chi phí dành cho trang thiết bị bạn cần đầu tư. Thiết bị pha chế tốt sẽ mang lại những sản phẩm tốt, từ đó tạo một ấn tượng tốt cho khách hàng là sinh viên

Chi phí nhân viên: Với xu hướng tự phục vụ, bạn không cần có quá nhiều nhân sự trong việc phục vụ bưng bê cho khách hàng. Tuy nhiên, cần đảm bảo số lượng vừa đủ để nhân viên có thể bao quát khách hàng, tránh trường hợp quá tải và tạo nên những đánh giá không tốt từ phía khách hàng khi họ không được phục vụ chu đáo

Chi phí nguyên vật liệu: giá cả của nguyên vật liệu quyết định phần nhiều đến chất lượng sản phẩm của quán. Với quán cà phê sinh viên, bạn nên mua sắm nguyên vật liệu ở mức giá vừa phải để đảm bảo sản phẩm vừa tiền với tài chính của sinh viên

2.4. Lên menu cho quán.

menu-ca-phe-da-dang-de-dap-ung-nhu-cau-cua-sinh-vien
Menu cà phê cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu của sinh viên

Trong việc thiết kế menu, bạn có nhiều lựa chọn để tạo nên một menu hoàn chỉnh cho quán cà phê của mình. Nếu chưa hiểu quá rõ về thị trường hay các loại đồ uống, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia - những người có hiểu biết không chỉ về đồ uống, pha chế mà còn hiểu biết về thị trường nguyên vật liệu để cân nhắc, tính toán giá thành của sản phẩm. Với sinh viên, thay vì tập trung phát triển một dòng sản phẩm chuyên sâu, bạn nên đa dạng hóa menu của mình với nhiều loại đồ uống ngoài cà phê như nước ép, sinh tố để phục vụ đa dạng nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, càng nhiều loại đồng nghĩa với việc càng nhiều chi phí phát sinh. Bạn cần cân nhắc tính toán kỹ, tránh trường hợp đồ uống có ghi trong menu nhưng không có đủ nguyên liệu để thực hiện, điều này sẽ tạo ấn tượng rất xấu đối với khách hàng

2.4. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu thiết bị.

Thị trường cung cấp nguyên liệu thiết bị pha chế vô cùng phong phú với nhiều chủng loại, mẫu mã và giá cả. Mặc dù kinh doanh hướng đến sinh viên với sản phẩm có mức giá vừa phải nhưng không phải vì thế mà thương hiệu nên bỏ qua yếu tố chất lượng của sản phẩm. Nguyên liệu tốt sẽ góp phần tạo nên chất lượng của sản phẩm, đồng thời giúp cho nhân sự tối giản quy trình pha chế, từ đó tiết kiệm ngân sách cho nhân sự. Trong thị trường cạnh tranh, chất lượng đồ uống cũng là một điểm quan trọng thu hút khách hàng và thúc đẩy họ quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ

2.5. Kế hoạch marketing cho quán cà phê sinh viên

Đối với sản phẩm cà phê vốn đã quá phổ biến trên thị trường, kế hoạch marketing cần được đầu tư nhiều công sức để tạo được dấu ấn với khách hàng trên các phương tiện truyền thông. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn được phương tiện truyền thông dựa trên những hiểu biết và tìm hiểu của bạn về khách hàng mục tiêu. Công cụ truyền thông là phương tiện giúp bạn truyền tải được thông điệp truyền thông của nhà hàng đến khách hàng. Từng sản phẩm và dịch vụ lại có một phương tiện truyền thông phù hợp riêng biệt. Việc lựa chọn kênh truyền thông chính vào thời điểm ban đầu vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn tối ưu nguồn lực cho marketing thay vì trải rộng tất cả các kênh mà không có một chiến lược nội dung tối ưu riêng cho từng kênh.


Thứ hai, bạn cần xác định được thông điệp truyền thông và cách thức phân phối nội dung cho hiệu quả. Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần có được hai tiêu chí: thứ nhất, ngắn gọn là làm nổi bật được điểm chính; thứ hai, đánh trúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Để đạt được tiêu chí số 2, ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn cần phải thấu hiểu hành vi và tâm lý của khách hàng - điều này đã được làm rõ trong những bước trên.

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về mô hình cà phê sinh viên và có những hiểu biết ban đầu về kế hoạch kinh doanh cà phê sinh viên hiệu quả. Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết và được đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu sẽ đảm bảo hơn cho sự thành công của thương hiệu.

29 views0 comments

댓글


bottom of page