Engagement là một thuật ngữ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn engagement trong marketing là gì?
1. Engagement trong marketing là gì?
Theo Facebook, xét ở mức mỗi bài post, Engagement là “số người click vào bất kì nơi nào trong bài post của bạn”.
Engagement được tính là số người like, share, click, bình luận và những người có xem video hoặc có click vào liên kết hay hình ảnh bạn post lên. Hay cả khi bạn click vào tên của người bình luận, nhấn like cho một comment, click vào tên Page hay thậm chí đưa ra những negative feedback về cho Facebook bằng cách report nội dung bài post đã đăng cũng được tính vào chỉ số tương tác trên bài viết.
Trong một chiến dịch trên Facebook, đây là số liệu quan trọng thứ hai, chỉ sau số liệu về Reach. Nếu Reach cho bạn biết có bao nhiêu người có thể đã thấy nội dung của bạn, thì Engagement là số người đã tương tác với nội dung bạn post trên Facebook hoặc bất kì mạng xã hội nào.
2. Các loại engagement phổ biến trên facebook
Để hiểu engagement trong marketing là gì, chúng ta cần tìm hiểu hai loại chỉ số phổ biên trên facebook
Page Engagement hay Page Engaged là gì
Page Engagement là gì? Đây là chỉ số tương tác (hành động) được tính trên toàn trang, bao gồm tổng các hành động với tất cả các bài post có trên trang và các thành phần của trang với yêu cầu là các hành động đó được diễn ra trên cửa sổ thuộc tính mặc định của facebook (cửa sổ hiển thị trang).
Các hành động trên trang bao gồm:
Thích bài viết, bình luận trong bài viết, chia sẻ bài viết
Các hành động yêu cầu ưu đãi từ cửa hàng
Theo dõi page, câu hỏi, trạng thái
Nhấp chuột vào trang web
Xem ảnh, video, check in, nhắc đến trang, xem tab.
Post Engagement
Là số hành động liên quan trực tiếp đến bài post (like, share, comment, chia sẻ, theo dõi, click vào vị trí bất kì trên bài post) và được hiển thị như là kết quả quảng cáo hàng ngày.
3. Tầm quan trọng của chỉ số enagement
Engagement trong marketing là một trong những chỉ số quan trọng nhất quyết định sự thành công của chiến lược của bạn.
Không chỉ cải thiện kết quả bán hàng mà còn giảm chi phí mua lại khách hàng mới. Nhờ sự tăng trưởng của các đánh giá và đề xuất, khách hàng hiện tại có thể thực hiện công việc tiềm năng cho bạn.
Là một thước đo cần ghi nhớ để đo lường sức khỏe của cộng đồng trực tuyến và sự quan tâm đến công ty của bạn. Nhờ digital marketing, chúng ta có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn bao giờ hết với khách hàng tiềm năng của mình
Các con số trong insights rất “thô”. Để thực sự hiểu được số liệu đó và có được sự so sánh giữa các nội dung, bạn phải nhìn vào số người tương tác so với số người mà bài post reach tới.
Khi chạy một chiến dịch trên Facebook, bài post của bạn không chỉ cứ tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, mà bạn cần phải đảm bảo được nội dung đó gây được sự thích thú với công chúng mục tiêu của bạn. Và Engagement là số liệu duy nhất đo được sự thích thú này.
4. Những lưu ý giúp tăng hiệu quả engagement
Chọn thời gian vàng để đăng bài
Để lựa chọn giờ đăng hợp lý, bạn cần dựa theo thói quen của khách hàng mục tiêu trên các mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông.
Nếu bạn đăng bài trong khoảng thời gian mà phần lớn khách hàng mục tiêu của bạn không hoạt động thì sẽ có rất ít tương tác. Bạn nên nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu và lựa chọn thời gian thích hợp.
Số lượng bài viết hợp lý
Quá nhiều bài viết hoặc quá ít bài viết cũng sẽ mang đến những kết quả không mong muốn. Nếu bạn đăng quá nhiều bài viết, thông tin bị loãng rất dễ khiến người dùng bỏ qua.
Từ đó, dẫn đến lượng post engagement càng thấp. Nếu bạn đăng ít hơn 2 bài viết/tuần thì rất khó để thu hút người dùng.
Phát triển các nội dung đăng tải hấp dẫn
Trước khi đăng một bài viết, tại sao họ cần quan tâm đến vấn đề của bạn. Bạn cần đưa ra một lý do để họ đọc bài viết và tương tác với nó.
Thực tế đã chứng minh, nội dung bài đăng tải càng hấp dẫn, mới lạ, hợp xu thế càng hấp dẫn người dùng. Dù bài viết truyền tải ở hình thức video, hình ảnh, bài viết, infographic… thì nội dung mới là yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả chiến dịch.
Vì vậy, để tăng post engagement cho các bài viết, bạn cần tập trung vào chất lượng các nội dung đăng tải.
Tận dụng hình thức video
Khi công nghệ ngày càng phát triển, người dùng có xu hướng thích xem những video ngắn hơn là những bài viết dài.
Vì vậy, một cách rất hiệu quả để tăng post engagement là áp dụng các hình thức truyền tải nội dung bằng video. Những video ngắn, nội dung rõ ràng, thông điệp hay, hấp dẫn… sẽ giúp bạn thu hút tương tác từ khách hàng.
Kết luận
Như vậy, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu Engagement trong marketing là gì để có thể đánh giá tốt các hiệu quả truyền thông của thương hiệu bạn đang phụ trách.
Comments