top of page

Chiến lược marketing của Kichi Kichi khác biệt gì để thành công


Kichi Kichi là một trong những thương hiệu đầu tiên đưa mô hình lẩu băng chuyền đến với thị trường Việt Nam. Vào thời điểm ra mắt, Kichi Kichi là một ví dụ điển hình cho việc tạo nên cơn sốt trên thị trường lẩu Việt với một mô hình kinh doanh lạ mắt, thú vị. Vậy chiến lược marketing của Kichi Kichi thành công như nào để thương hiệu có thể phát triển hiện tại. Bài viết sau đây sẽ đưa cho bạn câu trả lời với phân tích dựa trên mô hình 7Ps marketing ngành dịch vụ


1. Product - Chiến lược xây dựng sản phẩm của Kichi Kichi

Chiến lược marketing của Kichi Kichi
Chiến lược xây dựng sản phẩm của Kichi Kichi

Từ thời điểm ra mắt, Kichi Kichi tập trung phát triển một nhánh sản phẩm nhỏ trên thị trường lẩu tại Việt Nam. Tại thời điểm ra mắt, Kichi Kichi đã có một chiến lược sản phẩm đúng đắn khi phát triển trải nghiệm của khách hàng với hình thức mới mẻ, thú vị của sản phẩm lẩu - vốn đã quá quen thuộc với người Việt. Kichi Kichi đưa đồ nhúng lẩu lên một băng chuyền chạy liên tục, khách hàng có hai lựa chọn về hình thức ăn, một là ăn lẻ với nồi nước lẩu cá nhân, hai là ăn chung nước lẩu theo bàn 2-6 người.


Tại thời điểm ra mắt trong chiến lược marketing của Kichi Kichi, đây là mô hình tiên phong trên thị trường và duy trì được sự thích thú và mong muốn trải nghiệm của khách hàng rất lâu sau đó. Với concept buffet lẩu thú vị như vậy, khách hàng sẽ bớt nhạy cảm hơn về hương vị, thay vào đó họ san sẻ sự tập trung cho trải nghiệm thú vị mà họ có được trong quá trình ăn và dễ dàng có cảm nhận tốt về thương hiệu hơn.


2. Price - Chiến lược giá của Kichi Kichi

chiến lược giá
Chiến lược giá của Kichi Kichi

Giá là một chiến lược quan trọng trong chiến lược marketing của Kichi Kichi. Kichi Kichi lựa chọn mức giá 250-300k cho một khách hàng, giá chưa bao gồm đồ uống và VAT, đây là mức giá cơ bản trong ngách buffet và có thể tiếp cận với đa số khách hàng có nhu cầu ăn buffet. Kichi Kichi đã lựa chọn chiến lược giá value-based pricing - đặt giá dựa theo trải nghiệm của khách hàng. Đây là một chiến lược giá phù hợp cho những thương hiệu lớn, đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong một thời gian đủ dài, tạo được uy tín và có tự tin trong việc đem đến cho khách hàng một trải nghiệm ăn uống xứng đáng với giá tiền.


3. Place - Chiến lược địa điểm của Kichi Kichi

địa điểm
Chiến lược địa điểm của Kichi Kichi

Có hai loại địa điểm chính mà Kichi Kichi sử dụng, một là cửa hàng dưới mặt đất tại các khu phố thương mại đông đúc, sầm uất, hai là đặt kiosk trong các trung tâm thương mại lớn trong thành phố, tập trung vào các thành phố lớn, có sức tiêu thụ của người dân cao. Với cửa hàng dưới mặt đường, tuy mất chi phí thuê mặt bằng lớn hơn nhưng Kichi Kichi lại gây được sự chú ý với lượng lớn phương tiện lưu thông qua lại. Cửa hàng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng hơn khi họ không muốn mất quá nhiều thời gian trong việc gửi xe và không có nhu cầu mua sắm. Còn các cửa hàng đặt trong trung tâm thương mại lại hướng đến những khách hàng muốn trải nghiệm hành trình mua sắm trong một tổ hợp đầy đủ.


4. Promotion - Chiến lược xúc tiến bán của Kichi Kichi

Chiến lược marketing của Kichi Kichi
Chiến lược xúc tiến bán của Kichi Kichi

Promotion là một trong những chiến lược marketing quan trọng của Kichi Kichi . Promotion của Kichi Kichi có thể được nhìn thấy rõ nhất thông qua 2 công cụ: advertising và sale promotion, vốn là 2 công cụ quen thuộc của nhiều thương hiệu F&B chuỗi khác. Về truyền thông, Kichi Kichi đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh social media, sử dụng KOLs và Influencers để nhận được mức độ lan truyền rộng và hiệu quả hơn.


Về sale promotion, đây là hình thức rất phổ biến để có thể thu hút được khách hàng ngay tức thì. Thông thường, nếu đi theo nhóm đông người, khách hàng có thể có voucher giảm giá phần trăm trên hóa đơn do bên thứ ba cung cấp. Đồng thời, khách hàng cũng có thể săn những chương trình khuyến mãi công khai do Kichi Kichi đăng tải trên các trang truyền thông chính của thương hiệu.


5. People - Chiến lược về con người của Kichi Kichi

con người
Chiến lược về con người của Kichi Kichi

“Nhân viên hạnh phúc thì khách hàng sẽ hài lòng” là định hướng phát triển nhân sự của Golden Gate Group - công ty mẹ quản lý một loạt thương hiệu F&B đình đám, bao gồm cả Kichi Kichi. Dù vẫn luôn coi trọng khách hàng và đặt khách hàng là trung tâm nhưng công ty vẫn luôn lấy điều quan trọng nhất là xây dựng được nền tảng văn hóa nội bộ vững chắc. Chủ tịch của Golden Gate từng chia sẻ: “


Nhiều khí chúng ta bị mải mê vào những phương pháp và quên đi góc nhìn từ nhân viên trong khi họ cũng chính là khách hàng trong công ty Hãy quan tâm xem chúng ta có gì dành cho họ, từ đó các chương trình sẽ thiết kế để cuốn hút họ tham gia. Đích cuối cùng, khi đã xây dựng được văn hóa, tổ chức sẽ vận hành thuần thục”.


Trong chiến lược marketing của Kichi Kichi, Golden Gate tập trung giải quyết hai vấn đề. Vấn đề đầu tiên là đào tạo lại đội ngũ về tư duy phục vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Với đặc thù ngành hàng là tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, nên mọi quy trình liên quan đến đào tạo mất nhiều thời gian.


Golden Gate tận dụng chuyển đổi số để tinh gọn quy trình phục vụ và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Vấn đề thứ hai là làm hài lòng nhân viên, chỉ khi nhân viên hạnh phúc mới có thể làm hài lòng khách hàng. Golden Gate đưa ra một chương trình xây dựng lại văn hóa ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ nhân viên để họ có động lực tiếp tục tạo ra nhiều giá trị cho đồng nghiệp và khách hàng.


6. Process - Chiến lược về quy trình của Kichi Kichi

quy trình
Chiến lược về quy trình của Kichi Kichi

Từ chiến lược tận dụng triệt để ứng dụng công nghệ trong các thao tác đơn giản như gọi món hay thanh toán, quy trình phục vụ khách hàng được tối giản hóa, nhờ vậy, tiết kiệm thời gian cho cả nhân viên và khách hàng, từ độ nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với trải nghiệm tại Kichi Kichi.


Với đặc thù lấy đồ ăn qua băng chuyền, vấn đề lưu chuyển và vị trí ngồi của khách hàng cần được tính toán cẩn thận, tránh trường hợp những khách hàng ngồi ở cuối của băng chuyền không nhận được những món đúng với sở thích.


7. Physical Evidence - Chiến lược về bằng chứng hữu hình của Kichi Kichi

Chiến lược marketing của Kichi Kichi
Chiến lược về bằng chứng hữu hình của Kichi Kichi

Tại các địa điểm đặt nhà hàng, Kichi Kichi luôn biết thu hút khách hàng bằng những tấm standee bắt mắt, ghi rõ thông tin khuyến mãi hoặc giá của suất ăn để lôi kéo được sự chú ý của khách hàng. Không gian của nhà hàng có màu đỏ chủ đạo, tạo cảm hứng như một nhà hàng Nhật Bản.


Dây băng chuyền là một điểm hút mắt trong nhà hàng, bởi vậy tại các khu vực trong trung tâm thương mại, phần cửa kính trong suốt ngăn cách nhà hàng với khu vực bên ngoài luôn được đảm bảo sạch sẽ để những người khách qua đường có thể nhìn vào trong và bị thu hút bởi hương thơm cùng hình ảnh của không gian ăn uống bên trong.


Trong chiến lược marketing của Kichi Kichi, chiến lược về không gian - bằng chứng hữu hình mang tính chất kết nối và đặt nền tảng cho những hoạt động khác của doanh nghiệp, như hoạt động truyền thông hay chiến lược giá. Tất cả đều cần thống nhất theo 1 concept chung mà phòng marketing đã thống nhất trong kế hoạch chiến lược tổng quan


Kết luận

Trên đây là những phân tích tổng quan về chiến lược marketing của Kichi Kichi - chuỗi nhà hàng lẩu băng chuyền lớn nhất Việt Nam. Sự phát triển và mở rộng của Kichi Kichi cho đến ngày nay là quá trình đổi mới và cải thiện không ngừng giá trị đem đến cho khách hàng qua 7 chữ P đối với marketing ngành dịch vụ.


2,050 views0 comments
bottom of page