top of page

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton theo mô hình mix 4P



Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành có nhiều tiềm năng nhất trong những năm gần đây. Thị trường khách sạn cao cấp có rất nhiều cái tên nổi bật, điển hình như Khách sạn Sheraton. Bài viết dưới đây sẽ phân tích Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton:


1. Giới thiệu khách sạn Sheraton


khach-san-sheraton-tai-ha-noi
Sheraton là một trong số những khách sạn cao cấp nổi tiếng tại Hà Nội

Được xây dựng đầu tiên vào năm 1936, khách sạn Sheraton hiện nay là thương hiệu khách sạn có mặt ở 70 quốc gia trên thế giới với hơn 500 khách sạn và resort sang trọng, cao cấp. Khách sạn Sheraton Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Farbet Group và hiện nay do hai đơn vị cùng sở hữu là Công ty TNHH MTV Hồ Tây và Berjaya Corporation Berhard (Malaysia)


Khách sạn Sheraton Hà Nội nằm bên cạnh Hồ Tây với không gian rộng thoáng, thơ mộng, thuận tiện di chuyển đến những khu vui chơi nổi tiếng tại Hà Nội. Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú cao cấp cho đối tượng là khách thương gia và khách du lịch có nhu cầu về nghỉ dưỡng, ăn uống, tham quan Hà Nội


2. Phân khúc khách hàng của khách sạn Sheraton


phan-khuc-khach-hang-cua-khach-san-Sheraton
Phân khúc khách hàng của khách sạn Sheraton

Phân khúc hạng cao cấp

Phân khúc khách cao cấp là phân khúc được đánh giá là có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho khách sạn tuy nhiên cần đáp ứng được tiêu chuẩn rất cao của thị trường và yêu cầu khách hàng. Việc duy trì dịch vụ ở phân khúc cao cấp rất khó vì phải làm hài lòng được khách hàng ở mức độ cao

Phân khúc hạng sang

Phân khúc hạng sang tại khách sạn Sheraton vẫn yêu cầu sự chỉn chu, cao cấp và nhiều nỗ lực để duy trì dịch vụ bởi khách hàng chi trả khoản tiền lớn hơn nhiều so với những khách sạn bình dân khác nên họ có quyền đòi hỏi nhiều hơn. Hơn nữa, hình ảnh thương hiệu cao cấp vẫn luôn là một hình ảnh đặc trưng, làm nên điểm khác biệt của Sheraton trong mắt nhiều khách hàng. Với mỗi phân khúc, chiến lược marketing của khách sạn Sheraton sẽ khác nhau.


3. Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton

Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm nên thành công và định vị cao cấp của khách sạn Sheraton. Điều này được nhận ra dễ dàng qua địa điểm cao cấp với view nhìn ra Hồ Tây - vốn nổi tiếng là khu vực đắt đỏ bậc nhất tại Hà Nội. Khách sạn bao gồm 299 phòng ngủ với 8 loại phòng khác nhau, được trang bị đầy đủ trang thiết bị với tiêu chuẩn quốc tế. Lối kiến trúc hài hòa, độc đáo kết hợp được phong cách phương Tây và bản sắc Việt Nam là một trong những điểm nổi bật khiến cho khách sạn vừa được lòng khách quốc tế, vừa là điểm dừng chân đáng mơ ước của nhiều du khách đến với Hà Nội


Chiến lược giá

Với một khách sạn cao cấp như Sheraton, giá là một trong những yếu tố quan trọng và nhạy cảm nhất, đặc biệt trong thị trường cạnh tranh gay gắt với ngày càng nhiều khách sạn cao cấp xuất hiện hoặc phát triển mạnh mẽ.


Giá phòng khách sạn của Sheraton thay đổi theo theo từng loại phòng và từng thời điểm. Bên cạnh mức giá niêm yết trên website và các ứng dụng đặt phòng, Sheraton áp dụng nhiều ưu đãi, giảm giá, dịch vụ tăng thêm để thu hút khách hàng


Giá phòng có thể tăng với những phòng có diện tích lớn hơn, có view đẹp hơn và phụ thu vào những ngày lễ tết, cuối tuần. Mức giá trung bình từ 105 USD đến 820 USD chưa tính thuế và dịch vụ. Ẩm thực và dịch vụ bổ sung cũng có mức giá đắt đỏ đi kèm với chất lượng được đảm bảo.


Chiến lược phân phối


chien-luoc-phan-phoi-cua-khach-san-Sheraton
Chiến lược phân phối của khách sạn Sheraton

Khách sạn Sheraton sử dụng hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp. Để đặt phòng, du khách hoặc các đơn vị du lịch, tổ chức có thể đặt phòng trực tiếp với các kênh chính của khách sạn như qua tổng đài, fanpage, email, website hoặc đến trực tiếp khách sạn. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt phòng thông qua hệ thống gửi khách của tập đoàn Starwood, chiếm khoảng 30% số khách đến khách sạn. Các app đặt phòng khách sạn như Traveloka hay Booking.com cũng ngày càng phổ biến, tạo điều kiện để khách hàng có thể nhanh chóng thao tác đề đặt phòng.


Khách sạn cũng thực hiện hợp tác với các công ty du lịch để có được nguồn khách hàng nước ngoài tiềm năng cho thương hiệu của mình.


Chiến lược xúc tiến bán


Quan hệ công chúng

Hàng năm, khách sạn Sheraton đều tích cực đóng góp vào nền kinh tế của thành phố, tham gia nhiều hoạt động tích cực mang tính cộng đồng như: hội chợ từ thiện, tổ chức YCT đào tạo nghiệp vụ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Giờ Trái Đất, nhận đỡ đầu cho trẻ em khuyết tật huyện Thanh Trì. Nhờ vậy, khách sạn Sheraton nhận được sự tin yêu trong mắt khách hàng.


Khuyến mãi

Các chương trình khuyến mại của khách sạn thường diễn ra với sự hợp tác của nhiều đối tác trong mảng dịch vụ, du lịch. Một số hoạt động nổi bật trong chương trình ưu đãi với đối tác tập đoàn Starwood là: khuyến mãi các dịch vụ ăn uống khi khách hàng đặt phòng dài ngày, chương trình khách hàng trung thành SPG, giảm giá phòng trong những dịp đặc biệt


Marketing trực tiếp

Mạng xã hội, website và các app đặt khách sạn là những nền tảng quan trọng để khách sạn Sheraton thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp. Khách sạn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông với hình ảnh cao cấp, sang trọng, duy trì được lâu dài hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng mục tiêu về một thương hiệu khách sạn có lịch sử lâu đời, luôn duy trì được danh tiếng


Kết luận

Như vậy, bài viết đã phân tích chiến lược marketing của khách sạn Sheraton. Sự thành công của thương hiệu khách sạn này là một bài học thành công cho các khách sạn khác học theo, đặc biệt là cách cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng

1,900 views0 comments
bottom of page