Định vị thương hiệu là một trong những cách thức quan trọng để thương hiệu ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Starbucks là một ví dụ định vị thương hiệu thành công điển hình mà chúng ta nên học hỏi. Vậy chiến lược định vị thương hiệu của Starbucks là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Lựa chọn sản phẩm cốt lõi bền vững
Sự phát triển của Starbucks đến phần lớn từ sản phẩm cà phê được chăm chút và liên tục cải thiện. Từng có thời gian, Starbucks nhận được phản hồi tiêu cực về cafe và một số sản phẩm ăn kèm khác của mình. Khi đó, thương hiệu đã quyết liệt loại bỏ những đồ ăn nhanh không phù hợp ra khỏi menu, đồng thời đóng cửa toàn bộ các cửa hàng Starbucks để đào tạo lại nhân viên cách pha cà phê.
Hơn nữa, ly cafe của Starbucks không chỉ có sức hấp dẫn về hương vị mà còn có sức hấp dẫn về cảm xúc. Món đồ uống theo mùa Pumpkin Spice Latte là một trong những đồ uống giới hạn thành công nhất của Starbucks khi đem một sự kết hợp không tưởng vào ly cafe, thổi hồn cho nó qua một chiến dịch marketing hiệu quả, khiến nó trở thành một đồ uống của cảm xúc của rất nhiều khách hàng
2. Không gian vừa riêng tư vừa kết nối
Cửa hàng của Starbucks chỉ có nhân viên pha chế mà không có nhân viên phục vụ hay bồi bàn. Nhân viên tại Starbucks luôn cố gắng quan sát, thấu hiểu và ghi nhớ sở thích, thói quen ăn uống của khách quen để khách hàng có cảm giác được quan tâm, chăm sóc
Mục tiêu của Starbucks là xây dựng một "nơi chốn thứ ba" - địa điểm quen thuộc của khách hàng sau nhà và nơi làm việc, vì thế nên khi bước vào một cửa hàng Starbucks bất kỳ đâu trên thế giới, khách hàng luôn cảm nhận được một bầu không khí thoải mái và thân thiện. Thiết kế quầy pha chế trong không gian của Starbucks cũng được chú trọng tối đa để lan tỏa sự kết nối giữa khách hàng, nhân sự và đồ uống.
3. Trải nghiệm của khách hàng đậm chất "Starbucks"
Trải nghiệm khách hàng của Starbucks là một ví dụ định vị thương hiệu tốt mà chúng ta nên học theo. Starbucks trở thành một thương hiệu toàn cầu và là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới một phần lớn nhờ vào 5 nguyên tắc mà nhân sự của Starbucks luôn ghi nhớ:
“Biến trải nghiệm của khách thành của bạn” – Linh hoạt biến đổi cách đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa theo trải nghiệm của bạn.
“Mọi thứ đều quan trọng” – Luôn tập trung và chú ý từng tiểu tiết trong quá trình phục vụ khách hàng
“Niềm vui của sự bất ngờ” – Cố gắng tạo cho khách hàng những sự bất ngờ không chỉ trong trải nghiệm sử dụng đồ uống mà còn trên các kênh truyền thông
“Luôn luôn kiên trì” – Bền bỉ và gắn bó với công việc, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ mỗi ngày
“Tạo dấu ấn" - Đem đến giá trị tốt và xứng đáng với sự kỳ vọng của khách hàng trong toàn thể trải nghiệm
4. Nhân sự là người lan tỏa văn hóa doanh nghiệp
Nhân sự của Starbucks cũng là một ví dụ định vị thương hiệu đáng học hỏi. Tại Starbucks, đội ngũ nhân viên có sự đa dạng về ngôn ngữ, sắc tộc để môi trường, không gian tại Gia có thể gắn bó với bất kỳ khách hàng nào
Nhân viên của Starbucks là một phần của doanh nghiệp. Với tâm thế như vậy, họ có thể đồng cảm hơn để hết lòng chăm chút cho trải nghiệm của khách hàng và khiến khách hàng hài lòng về trải nghiệm của mình tại Starbucks. Nhân viên tại Starbucks gắn bó với nhau với cùng chung một mục tiêu: hướng đến khách hàng.
Hơn nữa, nhân viên gắn bó với khách hàng như người nhà để trở thành người đồng hành bên cạnh trong suốt trải nghiệm của khách, nhờ vậy, họ cảm thấy bản thân được trân trọng.
Kết luận
Bài học mà Starbucks đem lại cho chúng ta là bài học về sự kiên trì và nhất quán trong định vị thương hiệu. Bởi vậy Starbucks luôn được coi là ví dụ định vị thương hiệu kinh điển để các chủ sở hữu F&B hay người làm marketing học theo, đặc biệt trong trải nghiệm khách hàng và tập trung vào giá trị khách hàng
Comments